3 thg 11, 2012

Tại sao "sếp" ôm việc ...


Để tìm hiểu nguyên nhân tại sao "Sếp Việt thích ôm đồm công việc của nhân viên",cần phải đánh giá khi đứng trên vị trí của cả nhân viên và của sếp.

Xét về việc sếp ôm đồm công việc, có những lý do sau:

1. Công ty nhỏ hoặc mới thành lập chưa đủ nhân lực, nên buộc sếp phải cùng tham gia với nhân viên. Hoặc trong quá trình kèm cặp hướng dẫn nhân viên từ vị trí cũ sang vị trí mới.

2. Những dự án lớn vượt năng lực vốn có của công ty, buộc sếp phải sát sao chỉ đạo.

3. Công việc, ví dụ cần 5 người hoàn thành trong 7 ngày như đã hợp đồng với đối tác, nhưng có 2 người nghỉ phép hoặc nghỉ đột xuất thì sếp cũng phải xắn tay vào mà làm.

4. Sếp không tin tưởng vào nhân viên lắm vì trước đó nhân viên chưa hoàn thành chỉ tiêu hoặc hiệu quả chưa cao. Có những quan hệ nhạy cảm, sếp không yên tâm vì nhân viên đạo đức kém có thể "ăn cắp" quan hệ.

5. Sếp muốn cùng làm với nhân viên để kiểm tra tiến độ và áp lực công việc, làm định mức cho các công việc tương tự. Nhân viên muốn tiến độ an toàn còn sếp muốn có áp lực để đánh giá động lực của nhân viên.

6. Đúng là sếp không tin nhân viên và nhân viên muốn "cho xong việc" với sếp. Nếu rơi vào trường hợp này thì công ty đang có vấn đề về quản trị.

7. Trong thực tế, có sếp giỏi về quản lý, có sếp giỏi về chuyên môn... Những sếp giỏi về chuyên môn, từ chuyên môn đi lên thường gắn nghiệp vụ trong đầu, thường có thói quen đi sát vào những công việc của bộ phận chuyên môn.

8. Những sếp giỏi về quản lý lại có thiên hướng giao việc, giám sát, đánh giá theo quy trình... nhưng nếu không sát thực tế, chỉ ngồi nghe báo cáo rất dễ rơi vào tình trạng con dao hai lưỡi và dễ bị nhân viên qua mặt.

Do vậy công việc quản lý của sếp phải hài hoà vừa quản lý theo quy trình, vừa dành thời gian bám sát công việc của nhân viên để kịp thời điều chỉnh.

Với công ty chuyên nghiệp thì phải đảm bảo đủ nhân lực, việc nào ra việc đấy rạch ròi. Có cơ chế giao việc, giám sát, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật theo quy trình, quy chuẩn bài bản.



LÊ VĂN CƯỜNG - VnExpress 

9 thg 10, 2012

Đề cương trình bày ở ĐHNN, ĐHQGHN về lập thời khóa biểu và đăng ký môn học (28/09/2012)


1. Quan điểm
            - Tiến trình bình thường
            - Tiến trình khác
            - PĐT điều phối, các khoa phối hợp
2. Mục tiêu
            - SV đăng ký được theo tiến trình bình thường
            - Bao quát được các kết quả đăng ký
3. Nguồn lực  
            - Các ứng dụng tin học văn phòng hữu hiệu 
            - Email, website
            - Phần mềm
            - Dữ liệu trong phần mềm
            - Các khoa (chú ý chất lượng CVHT)
            - Đơn vị bạn
            - CAIT
            - Tình nguyện viên
            - Phối hợp nội bộ
4. Cách làm
            - Lập lộ trình
            - Khoa dự kiến, PĐT rà soát
- PĐT lập TKB
- Các khoa phản biện TKB
- PĐT tinh chỉnh TKB
- Đăng ký học
- Chốt TKB
- Duyệt kết quả đăng ký học
5. Truyền thông
            - Nội bộ các cán bộ quản lý và phục vụ đào tạo
            - Giảng viên
            - Sinh viên
6. Xử lý sự cố
            - Tắc/nghẽn đường truyền
            - "Loạn" tiến trình hay "khóa sau đè khóa trước"
            - Thêm/Bớt/Sửa/Xóa
            - Hạ hỏa "bất bình" bằng thông tin
7. Đánh giá chất lượng và hiệu quả
            - Theo mục tiêu
            - Khi duyệt thời khóa biểu của sinh viên
            - Khi làm lịch thi
           


27 thg 9, 2012

Trích thư gửi đồng nghiệp về hướng dẫn thực hiện CTĐT


Tháng 04/2012.....


2. Về hướng dẫn thực hiện CTĐT

Lần giờ lịch sử văn bản của ĐHQGHN từ 2006 về xây dựng, điều chỉnh CTĐT thì món này luôn được ... bỏ trống, chỉ có mỗi đề mục thôi. Chắc vì các bác ấy không tổ chức đào tạo bao giờ nên mới bỏ vậy (đùa đấy!!!). Cái này, TRƯỜNG ta cần hướng dẫn thì sát thực tế hơn nhưng đúng là đợt này cũng chưa thấy có nên mình nêu để Giang tham khảo.

2.1 Kế thừa: Năm 2007, mình phải làm việc với từng khoa về hướng dẫn thực hiện CTĐT. Các CTĐT ngày đó để nghiệm thu đều có món này cả. Như trên, hãy tìm ở khoa rồi .... để kế thừa.

2.2 Nhận thức về Hướng dẫn thực hiện CTĐT
a) Ai là người hướng dẫn
Người biên soạn CTĐT là người phải xây dựng hướng dẫn.  
b) Hướng dẫn cho ai
Cho các bên liên quan đến CTĐT, bao gồm: Quản lý đào tạo (từ cấp PĐT đến TLĐT), giảng viên, cố vấn học tập, sinh viên. Nếu làm đầy đủ thì phải như vậy. Nhưng thực tế, năm 2007 thì chỉ mới làm cho quản lý đào tạo thôi. 
c) Hướng dẫn để làm gì
- Làm rõ cách thức tổ chức đào tạo. 
Ví dụ: "Sau học kỳ đầu tiên của khóa học, căn cứ kết quả học tập và nguyện vọng của sinh viên, trên cơ sở chỉ tiêu của mỗi chuyên ngành được Hiệu trưởng phê duyệt, Chủ nhiệm Khoa Đông phương học đề xuất việc xét sinh viên theo học từng chuyên ngành và báo cáo Nhà trường (qua phòng Đào tạo) quyết định. Việc này cần hoàn thành trước khi học kỳ thứ 2 của khóa học bắt đầu".
Ví dụ: "Tiến trình đào tạo dưới đây được thiết kế để một sinh viên tích lũy với khối lượng 17 - 18 tín chỉ/học kỳ (không bao gồm các môn GDTC, GDQP, kỹ năng mềm) sẽ hoàn thành khóa học sau 8 học kỳ. Đó là tiến trình bình thường của khóa học đối với mọi sinh viên. Khi sinh viên muốn tốt nghiệp sớm thì việc học vượt chỉ có thể bắt đầu từ học kỳ thứ 3 và hãy lưu ý là các môn A, B, C của học kỳ 4 trong tiến trình bình thường là phù hợp cho sinh viên đăng ký học ở học kỳ thứ 3. Tương tự như vậy, các môn cùng có ký hiệu (V) ở các kỳ kế tiếp là gợi ý cho tiến trình sớm của sinh viên:
- Làm rõ các lưu ý với mỗi bên liên quan.
Ví dụ: "Chuyên ngành Đông Nam Á và Úc học dạy ngoại ngữ chuyên ngành là tiếng Anh và tiếng Thái Lan. Khi điều kiện cho phép, các ngôn ngữ khác của khu vực được giảng dạy sẽ là tiếng Malayu, tiếng In donesia"
Ví dụ: "Ngoài việc phải thực hiện đúng tiến trình đào tạo theo trình tự quan hệ tiên quyết - kế tiếp được xác định trong CTĐT cho mỗi môn học, cán bộ quản lý đào tạo cần chú ý khi lập tiến trình đào tạo toàn khóa hay lập thời khóa biểu cho mỗi học kỳ đến trình tự mở lớp của các môn học dù không có quan hệ tiên quyết - kế tiếp nhưng sinh viên cần học môn A rồi mới đến học môn B thì mới đảm bảo được yêu cầu chuyên môn... Lưu ý trên cũng cần được cố vấn học tập chú ý để khi tư vấn cho sinh viên, giúp các em tránh tình trạng đăng ký môn học không phù hợp với tiến trình nhận thức"
- Làm rõ các vấn đề cần chú ý với những nhóm môn học đặc thù
Ví dụ: "Môn học Tiếng Việt và các ngôn ngữ  phương Đông - ORS2006 có 10 giờ học cần sử dụng thiết bị nghe - nhìn. 10 giờ học này được bố trí ở 10 tuần học khác nhau. Vì thế, giảng đường của lớp môn học này cần có sẵn thiết bị đó hoặc được cung cấp khi cần"
Ví dụ: "Ngoại ngữ chung sinh viên chỉ học tiếng Anh. Quy định này xuất phát từ việc 2/5 chuyên ngành là Ấn Độ học và Đông Nam Á học có giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành là tiếng Anh nên phần ngoại ngữ chung trước đó không học được các thứ tiếng khác"

2.3 Mối quan hệ giữa tiến trình đào tạo và Hướng dẫn thực hiện CTĐT
- TTĐT là một nội dung quan trọng của CTĐT. Tuy nhiên, TTĐT chỉ nhằm trả lời được câu hỏi: Môn nào mở/học trước và môn nào thì sau? HDTHCTĐT thì trả lời nhiều loại và nhiều lượng câu hỏi hơn rất nhiều (như ví dụ ở 2.2).
- Tuy vậy, khi xây dựng HDTHCTĐT thì cần phải thiết kế TTĐT trước đã. Tuy nhiên, khi xây dựng HDTHCTĐT thì lại phải luôn xem lại liệu TTĐT đã thiết kế có thực sự hợp lý hay không? Nó hoàn toàn có thể sửa lại bởi vì trong HDTHCTĐT mới có CON NGƯỜI (triết lý chưa, khà khà!!!) còn TTĐT thì ... không.

2.4 Gợi ý thiết kế TTĐT
Hãy hình dung, khi SV cầm TTĐT trên tay họ trả lời được các câu hỏi dưới đây là TTĐT đạt yêu cầu
- Mỗi học kỳ trong khóa học, mình sẽ học môn gì. Với các môn tự chọn, họ có thể nhìn thấy tất cả các môn CTĐT có mà không phải lục tìm văn bản khác.
- Học kỳ này có môn học nào là quan trọng đối với các học kỳ sau (kế tiếp, sau kế tiếp). Điều này giúp SV có định hướng mục tiêu tốt để xây dựng chiến lược học tập.
- Học kỳ này mình muốn học vượt / học chậm, mình nên học thêm / bớt học môn nào.

2.5 Tiêu chí đánh giá hướng dẫn đạt yêu cầu
- Các quy chuẩn về tổ chức đào tạo được đáp ứng. Chú ý là việc hướng dẫn về các môn tự chọn rất quan trọng đối với sinh viên và quản lý đào tạo.
- Các giai đoạn của cả khóa học đều được thể hiện trong hướng dẫn. Ngay cả khi ở một học kỳ nào đó không có gì đáng phải chỉ dẫn thì thông tin "học kỳ này thực hiện bình thường theo quy chế" sẽ giúp cho bản hướng dẫn được trở nên tường minh và có hiệu quả sử dụng tốt.
- Các cơ hội học tập của sinh viên được chỉ dẫn
- Các bên liên quan hiểu được và thực hành được
- Các chỉ dẫn để các bên liên quan có thể tiếp tục trao đổi nhằm hoàn thiện hướng dẫn hoặc sử dụng hướng dẫn được hiệu quả.

22 thg 9, 2012

"Bình loạn" về làm phần mềm


Nửa đêm tắt máy đi nằm
Thư thầy Dư gửi ... bàng hoàng lắm thay
Bây giờ mà nói chuyện quay
Dùng phiên bản 1 thì gay mất rồi

Chị Châu bức xúc quá trời
Thế nên mới nói là còn ... sáu mươi
Hay là anh Hải lạ đời
Dùng không có được mà cười lên sao?

Phần mềm nhiều lúc lao đao
Đến nay cũng vậy còn vào còn ra
Lắm khi cũng nổi can qua
Lắm khi cũng muốn thành ... ma ... cho rồi

Vậy sao có chuyện ngược, xuôi
Thưa rằng khổ nỗi một nồi mỗi vung
Anh dùng thời em cũng dùng
Nhưng không có chuyện đì đùng hỏi nhau

Bên nào cũng muốn sửa mau
Sao không tính chuyện cùng nhau ... chụm đầu  
Bàn cho thống nhất mau mau
Cho đành hết nhẽ của từng mo - dun

Tham gia mềm, cứng đã lâu
Nhưng mà vẫn thấy ong đầu lắm thay
Thầy Bình có thấy thật gay
Phải mau thay đổi cách làm Thầy ơi.

Dạo các trường cứ như .... chơi
Người thời nghe được, người thời ...không nghe
Quy trình năm mối bảy phe
Phần mềm chắc cũng hóa thành cứng thôi

Mau mau, đổi lại Thầy ơi! 

30 thg 6, 2012

Hệ CLC hay chương trình đào tạo CLC?


Có 1 chi tiết nhỏ về cách viết:

a) Chương trình đào tạo ngành Tâm lý học hệ CLC
b) Chương trình đào tạo CLC ngành Tâm lý học

Cách viết nào là đúng? Vì sao?

Cách viết thứ 2 là đúng bởi tính chất của CTĐT (chuẩn, CLC, đạt chuẩn quốc tế, bằng kép, văn bằng 2....) mới là cái chúng ta bàn đến. Bởi thế, ngành Tâm lý học chẳng hạn thì có 1 ngành nhưng CTĐT thì sắp có 2 CTĐT: Chuẩn và CLC.

Cái này ít người để ý tới các quy định trong quy chế đào tạo mà nói theo kiểu "thuận miệng" lâu ngày thành ra ... như đúng =)).

Nếu nói hệ CLC, hệ đạt chuẩn quốc tế, hệ chuẩn rồi lại nói hệ chính quy thì hóa ra tập mẹ và tập con là bằng nhau sao. Hoặc giả là chuẩn, CLC, đạt chuẩn quốc tế thì không phải là ... chính quy. 


Haizzzz, thư giãn tí vậy thôi!!!