30 thg 4, 2011

"Tế cấp bát điều ...."

Nội dung dưới đây là bài viết của 1 sinh viên khóa 2008 (K53) về công việc của phòng Đào tạo vào ngày 08/02/2011. Nguyên văn bài viết có tựa đề: "Tám điều giúp Phòng Đào tạo USSH trở thành phòng đày tội sinh viên USSH". Sau khi biết bài viết này, phòng Đào tạo đã gửi tới Ban Giám hiệu, lãnh đạo các đơn vị cùng toàn thể CVHT để mọi người cùng chia sẻ. Có nhiều chuyện để bàn, để làm từ bài viết này mà chắc là những người thấm nhất vẫn là phòng Đào tạo nên đăng lại ở đây để mọi người cùng tiếp tục suy ngẫm và hành động.
------------------------------------------

Đang bức xúc, rất bức xúc, vô cùng bức xúc, thực lòng là bức xúc không chịu nổi đành phải xả! uh, là xả, ta xả xả xả....

Ta đang kể tội Phòng Đào Tạo

 Hận....

 Hận....

 Hận........

Nhớ ngày nào mới năm nhất lóc cóc chen nhau trong cái phòng Vi tính tí bẹp ruột để hân hoan chào mừng cái gọi là đăng kí môn học trên máy vi tính (có mạng) theo kiểu học mới , rất là năng động của châu Âu là  TÍN CHỈ. Ồh, vâng, tiên tiến, công nghệ và hiện đại.

Các bạn được phát phiếu, chờ la liệt ở trường, chen chen, đạp đạp, rồi thì vào được cái mạng cùi của trường đăng kí, đợi cho 20p để accept một môn học 
1. Đăng kí môn học, cái sự đăng kí.......... lớp không vừa vặn với số lượng và nhu cầu của Sinh viên, cái gọi là "thoải mái và tự do" ~ tung tẩy mà học trong quảng cáo rốt cục cũng chỉ là quảng cáo. Các em đừng mơ ... đều có trong tiến trình rồi a ~ mà trong tiến trình tức là PHẢI học, có chừng ấy lớp thôi ~ không đăng kí là  KHỎI học ~ cứ chờ đi ~ bao giờ trường mình to hơn, rộng hơn, hoành tráng hơn sẽ có nhiều lớp cho các em cấu xé nhau mà vào học.

2. Sự phi lí trong vấn đề tin chỉ. Ai đã sống trong thế kỉ tín chỉ đều quen tai nghe các thầy không ít thì nhiều đều nhắc đến "Xưa kia học niên chế....." blah blah ~ và đây, một môn học theo mình là rất rất rất (vô cùng
rất) KHỦNG nhưng số tiết học chỉ vỏn vẹn có 2 tc VD như Các tôn giáo ở Việt Nam hay Sự phát triển kinh tế- xã hội của các nước Đông Nam Á  học thì ít, GV cũng không đủ thời gian để mà giảng hết một phần chứ chưa nói đến cả một mảng quan trọng. Thừa nhận, tín chỉ là tự học, mình thừa nhận mình cũng chả giỏi giang gì, lại còn rất lười nhưng! với cái số lượng hạn hẹp vô cùng như thế kể cả không phải là phần giảm tải cũng sẽ không được động đến, tự học mà làm gì khi mà SV chả hiểu về cái vấn đề đó hay thậm chí là biết
rất mơ hồ, lướt lướt lướt ??? =="

3. Đấy, lại đăng kí nhé là đăng kí học, nhưng tiến trình trong cái tờ giấy xinh xẻo (đầu năm nhất phát cho mỗi SV) nhưng CHƯƠNG TRÌNH của phòng đào tạo thì mỗi năm một khác. Cứ tưởng tượng như hệ thống điện nước theo quy hoạch cho 4 năm là xây dựng như này, nhưng, mỗi năm nhà đầu tư lại sáng tạo
ra và cắt bớt đi một cái gì đó (lí do gì thì ứ biết ==") vậy là hãy cứ cắm đầu tìm lớp thích hợp và rồi úm ba la ~ lớp không có đâu mà. Cứ tìm đi ~ khi nào đó rồi sẽ thấy

4. Tín chỉ ư? rồi thì đăng kí, chấp nhận việc là Nhân văn nên rất kém các khoản mạng mẽo, cái hệ thống không "khỏe" được như các trường Công nghệ, điện tử, viễn thông. Tuy nhiên, rất là tuy nhiên kiểu như ngẫu hứng thoát xác. Khi chúng ta đăng kí xong những môn cần học, tức là chưa phải chúng ta có thể bật quạt gác chân thoải mái vào mùa hè hay chui trong chăn đánh giấc mộng đẹp vào mùa đông, chung ta cần sống trong thấp thỏm và lo âu, canh mạng 24/7 cho đến hết đợt đăng kí đề phòng "quá tải" mà hệ thống THOÁT XÁC sẽ xóa hết các môn học mình đã đăng kí. Điều này thực ra giúp ích rất nhiều cho tinh thần cảnh giác cao độ của thế hệ SV Nhân văn... Nếu "nhờn" trong giây lát, bạn sẽ mất tất cả. Đời không dễ dàng như ta tưởng =))

5. Vẫn là cái chuyện tiến trình đào tạo va đôm đốp vào hành trình mở lớp của phòng đào tạo, đấy chắc chắn 100% không phải lỗi SV! này nhé, bạn hãy thử nghĩ mình trong tiến trình kì này bắt buộc phải học hai môn, hai môn đó có sao (*) nhưng, không may làm sao một môn không có sao (*), phòng đào tạo
nói là : "Môn Sử liệu học và các nguồn sử liệu VIệt Nam" trong CTĐT của Sử CLC khóa 53 môn này không có SAO (*). Như vậy, sinh viên đăng ký vào lớp hệ chuẩn bình thường"  Ừh, thôi thì chấp nhận, nghe lời đi đăng kí vậy thì sao môn không sao (*) lại trùng lớp với môn sao (*) còn lại? và nhời nhắn nhủ đầy tình thương yêu với SV: "Như vậy, nếu sv nào còn nhu cầu đăng ký vào lớp Sử liệu học và các nguồn sử liệu VIệt Nam, ngay sau Tết âm lịch, nộp đơn về phòng Đào tạo. Phòng Đào tạo sẽ đăng ký cho sinh viên" sẽ thực hiện bằng cách nào??? mượn Hermione trong Harry Porter cái đồng hồ quay ngược được thời gian để học à? nhưng lớp em có 20 người cơ ạ =="

6. SV thì quá đông, hệ thống thì quá yếu, như cái lẽ vốn có, yếu thì đừng có ra gió. Đã ra gió thì phải có bác sĩ túc trực hay uống thuốc kháng sinh đều đặn. Những ngày đầu đăng kí làm ta thương các chú bộ đội xưa mới tập đánh du kích biết bao. Vào sáng, trưa, chiều, tối đều chỉ có một chữ error quăng vô những em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc ~. Bình thường thì không sao, nhưng càng nhiều bên cạnh mặt tích cực là tính kiên trì (dai dẳng) được rèn luyện thì mặt tiêu cực là làm cho SV mất ăn mất ngủ, túc trực bên máy tính tốn tiền điện, mạng, hao sút về tinh thần ( đặc biết là kiểu đăng kí trong mùa thi =))))) rõ là sáng tạo ) =)))))) . Điều vui vẻ nhất dành cho các thầy Quân sự, đảm bảo là các thầy sẽ bịn rịn khăn tay lau nước mắt và vô cùng tự hào khi SV Nhân văn ai ai cũng biết đánh du kích là dư lào =))))))

7. Thật ra, một điều vô cùng đáng quí là đăng kí môn học giống như một lễ hội mà bất cứ SV nhân văn nào cũng ( phải/ bắt buộc ) tham gia, một khi tham gia là phải tham gia mạnh, tham gia nhiệt tình, tham gia tích cực vì nếu không đồng nghĩa với việc anh đã chết hay: "Đến hết ngày 14/02/2011, những SV vẫn có kết quả đăng ký môn học dưới 14 tín chỉ phải có đơn giải trình và chỉ được tiếp tục học nếu Ban Giám hiệu đồng ý."

8. Tiếp theo là sự va chạm giữa các tiến trình, hệ quả không nghiêm trọng như sự va chạm giữa các vì sao nhưng nó vẫn đủ tác động đến SV. Sự thật là các tiến trình của Sv luôn có sự mâu thuẫn (nếu như ở trên là sự mâu thuẫn với Chương trình đào tạo của Phòng ) thì đây lại là sự mâu thuẫn giữa các khóa với nhau. Điển hình cụ thể là hai khóa liền kề nhau ( K53, K54 ) có lẽ những câu chuyện ngụ ngôn cổ luôn tồn tại bền vững cho tới bây giờ là vì trong cuộc sống hiện thực dù ở bất kì giai đoạn nào đều có những nội dung tương tự như trong truyện. Câu chuyện Hai con dê qua cầu ~ Tiến trình đào tạo của hai khóa K53, K54 không có sự thống nhất (sẽ lệch môn này hay môn khác) có thể năm nay khóa này học môn này nhưng sang năm sau khóa sau không học mà ......để dành vào dịp khác. Chuyện đó không hình thành nên vấn đề khi mà một ngày đẹp giời trong tiến trình hai khóa (của cùng một khoa _ Lịch sử) đều yêu cầu học kì này phải học cùng một môn học. Tín chỉ và đăng kí cho phép sinh viên được tự do, các chú thích học gì thì học (miễn là đủ môn
tiên quyết) ừh, thì tự do đăng kí, tự do học những môn mình thích trước cũng được (mà thực tế là 80% đều ăn theo tiến trình đào tạo hết nên "Mở cửa nhưng bị kẹt bản lề" là như vậy) Và, điều thú vị là khi Phòng đào tạo chỉ mở có DUY NHẤT hoặc tối thiểu là HAI/ BA lớp cho cả 2 khóa học với đầy đủ cả ba hệ: Hệ chất lượng cao, hệ chuẩn và hệ Sư phạm. Vị chi to nhất ba lớp với sĩ số 120 Sv/lớp => 360 SV được học, những số còn lại sẽ đi đâu???? Điều cần ở sinh viên đã được xác lập, đó là sợi dây liên kết khóa trên / khóa dưới ~
> khóa trên mong khóa dưới niệm tình mà rút để họ có thể học kịp chương trình ra trường đúng thời gian (chẳng ai muốn ở lại trường > 5 năm vì lí do học không kém nhưng ở lại vì "không đủ tín chỉ" cả =)) còn muốn tốt nghiệp sớm??? mơ đi =)))))))  )nhưng khóa dưới với tiến trình trên tay và với sự việc đã diễn ra trước mắt ai chắc lịch sử sẽ không lặp lại ??? khóa dưới dưới cũng đụng độ với khóa dưới và khóa dưới dưới dưới phải gặp khóa dưới dưới???

.................................................................

Thật ra còn rất nhiều, nhưng tạm thời chưa nghĩa ra, sẽ bổ sung sau =)))))))))))

Xả được bức xúc là liều thuốc tốt nhất của sắc đẹp, các cụ nói cấm có sai mà ~ >.<

P/s 1: dù thế em vẫn rất rất rất rất tha thiết mong chờ các thầy PHÒNG ĐÀO TẠO xét cho hòan cảnh của em, em vô tội =="

P/s 2: bài viết đã có sự chém gió nhiệt tình trong cơn bức xúc vô hạn (đã dập tắt ) của tác giả ~ mai lại khúm núm lên dâng sớ cầu hòa xin học thôi =="

27 thg 4, 2011

Điểm chữ và câu chuyện quản lý

(trích) THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NĂM 2011 CỦA TỈNH X

4. Cách tính điểm và xác định người trúng tuyển:

4.1. Cách tính điểm:

Điểm học tập là kết quả học tập trung bình toàn khoá, được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 2.

Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các bài thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 1.

Tổng số điểm tính xét tuyển bao gồm: điểm học tập, điểm tốt nghiệp và điểm ưu tiên được quy định tại mục 3, phần II của Kế hoạch này.

4.2. Xác định người trúng tuyển:

Người trúng tuyển là người đạt yêu cầu, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự tuyển, thứ tự xét tuyển theo từng đối tượng như sau:

- Tuyển hết những người có trình độ tiến sĩ;

- Tuyển trước người tốt nghiệp thạc sĩ (trước khi học thạc sĩ đã tốt nghiệp đại học hệ chính quy trường công lập đạt loại khá); người tốt nghiệp đạt loại giỏi trường công lập hệ chính quy (không phải hệ liên thông); những người học chính quy trường công lập tiếp đến là người tốt nghiệp các trường thuộc hình thức đạo tạo khác.

Thứ tự xác định trúng tuyển như sau: Trên cơ sở thứ tự xét tuyển trên, lần lượt tính từ người có tổng số điểm cao nhất đến hết chỉ tiêu tuyển dụng.

Trường hợp hai người trở lên có tổng số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên sau: Người có trình độ cao hơn; người xếp loại tốt nghiệp cao hơn; người có điểm học tập cao hơn; người có điểm tốt nghiệp cao hơn; người thuộc diện ưu tiên cao hơn.

* Đối với các đơn vị đặc thù: Căn cứ vào kết quả sơ tuyển về chuyên môn nghiệp vụ để xác định người trúng, tính từ người có tổng điểm cao nhất đến hết chỉ tiêu tuyển dụng

OÁI OĂM ĐIỂM CHỮ

Chiểu theo nội dung thông báo này, sinh viên A tốt nghiệp trường O đã đào tạo tín chỉ từ năm 2006 theo Quy chế 43 của Bộ Giáo dục và Đào tạo với hạng tốt nghiệp loại giỏi, trung bình chung học tập (TBCHT) là 3.40 và điểm của mỗi môn học theo thang điểm chữ A+, A, B+, B, C+, C, D+, D, F được quy đổi giá trị tích lũy để tính TBCHT tương ứng là 4.0, 3.7, 3.5, 3.0, 2.5, 2.0, 1.5, 1.0, 0 khi quy đổi về thang điểm 100 sẽ không thể "thi đấu" với những sinh viên đào tạo theo niên chế có hệ điểm 10.

Thế là "trượt từ vòng gửi xe"!!!

NGUỒN GỐC CỦA QUY ĐỊNH NÊU TRÊN CỦA TỈNH X

"Điều 13. Cách tính điểm

1. Điểm học tập được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn học trong toàn bộ quá trình học tập của người dự xét tuyển ở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 2.

2. Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các bài thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 1.

3. Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100 và tính hệ số 1.

4. Kết quả xét tuyển là tổng số điểm của điểm học tập, điểm tốt nghiệp, điểm phỏng vấn tính theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này và điểm ưu tiên theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

5. Trường hợp người dự xét tuyển có trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng căn cứ kết quả học tập trong hồ sơ của người dự xét tuyển và điểm phỏng vấn về chuyên môn, nghiệp vụ để tính điểm theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.

(TRÍCH Nghị định 24/2010/NĐ-CP, ngày 15/03/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức)

VẤN ĐỀ

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ đã có phối hợp với nhau khi trình Chính phủ ban hành Nghị định này như thế nào?

Các trường đào tạo theo tín chỉ và các cơ quan tuyển dụng (thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 24) làm gì?

Các cơ quan truyền thông và nhất là bản thân sinh viên tốt nghiệp làm gì?


Lịch trình dịch sách "Cố vấn học tập"

1. 27/04/2011: Khởi động
2. 31/5/2011: Hoàn thành đợt 1 và chuyển hiệu đính
3. 30/6/2011: Hoàn thành đợt 2 và chuyển hiệu đính
4. 31/7/2011: Hoàn thành chỉnh sửa sau hiệu đính, làm thủ tục nghiệm thu
5. 31/8/2011: Hoàn thành nghiệm thu

Lưu ý: 
- Hàng tuần chuyển phần đã dịch cho người hiệu đính
- Hàng tuần chia sẻ giữa các thành viên nhóm dịch các thuật ngữ mới gặp trong quá trình dịch; chia sẻ các đoạn khó dịch
- Đánh dấu trang bản gốc trên trang bản dịch đến từng đoạn
- Người hiệu đính: Th.S Lê Lêna. Khi khối lượng hiệu đính nhiều lên và cần có hỗ trợ hiệu đính thì TS Nguyễn Tuấn Anh, Th.S Trần Bách Hiếu sẽ tham gia