Để tìm hiểu nguyên nhân
tại sao "Sếp Việt thích ôm đồm công việc của nhân viên",cần
phải đánh giá khi đứng trên vị trí của cả nhân viên và của sếp.
Xét
về việc sếp ôm đồm công việc, có những lý do sau:
1. Công ty nhỏ hoặc mới thành lập chưa đủ nhân lực, nên
buộc sếp phải cùng tham gia với nhân viên. Hoặc trong quá trình kèm cặp hướng
dẫn nhân viên từ vị trí cũ sang vị trí mới.
2. Những dự án lớn vượt năng lực
vốn có của công ty, buộc sếp phải sát sao chỉ đạo.
3. Công việc, ví dụ cần 5 người
hoàn thành trong 7 ngày như đã hợp đồng với đối tác, nhưng có 2 người nghỉ phép
hoặc nghỉ đột xuất thì sếp cũng phải xắn tay vào mà làm.
4. Sếp không tin tưởng vào nhân
viên lắm vì trước đó nhân viên chưa hoàn thành chỉ tiêu hoặc hiệu quả chưa cao.
Có những quan hệ nhạy cảm, sếp không yên tâm vì nhân viên đạo đức kém có thể
"ăn cắp" quan hệ.
5. Sếp muốn cùng làm với nhân viên
để kiểm tra tiến độ và áp lực công việc, làm định mức cho các công việc tương
tự. Nhân viên muốn tiến độ an toàn còn sếp muốn có áp lực để đánh giá động lực
của nhân viên.
6. Đúng là sếp không tin nhân viên
và nhân viên muốn "cho xong việc" với sếp. Nếu rơi vào trường hợp này
thì công ty đang có vấn đề về quản trị.
7. Trong thực tế, có sếp giỏi về quản
lý, có sếp giỏi về chuyên môn... Những sếp giỏi về chuyên môn, từ chuyên môn đi
lên thường gắn nghiệp vụ trong đầu, thường có thói quen đi sát vào những công
việc của bộ phận chuyên môn.
8. Những sếp giỏi về quản lý lại có
thiên hướng giao việc, giám sát, đánh giá theo quy trình... nhưng nếu không sát
thực tế, chỉ ngồi nghe báo cáo rất dễ rơi vào tình trạng con dao hai lưỡi và dễ
bị nhân viên qua mặt.
Do vậy công việc quản lý của sếp
phải hài hoà vừa quản lý theo quy trình, vừa dành thời gian bám sát công việc
của nhân viên để kịp thời điều chỉnh.
Với công ty chuyên nghiệp thì phải
đảm bảo đủ nhân lực, việc nào ra việc đấy rạch ròi. Có cơ chế giao việc, giám
sát, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật theo quy trình, quy chuẩn bài bản.
LÊ VĂN CƯỜNG - VnExpress
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét