Tháng 04/2012.....
2. Về hướng dẫn thực hiện CTĐT
Lần giờ lịch sử văn bản của ĐHQGHN từ 2006 về xây dựng, điều chỉnh CTĐT thì món này luôn được ... bỏ trống, chỉ có mỗi đề mục thôi. Chắc vì các bác ấy không tổ chức đào tạo bao giờ nên mới bỏ vậy (đùa đấy!!!). Cái này, TRƯỜNG ta cần hướng dẫn thì sát thực tế hơn nhưng đúng là đợt này cũng chưa thấy có nên mình nêu để Giang tham khảo.
2.1 Kế thừa: Năm 2007, mình phải làm việc với từng khoa về hướng dẫn thực hiện CTĐT. Các CTĐT ngày đó để nghiệm thu đều có món này cả. Như trên, hãy tìm ở khoa rồi .... để kế thừa.
2.2 Nhận thức về Hướng dẫn thực hiện CTĐT
a) Ai là người hướng dẫn
Người biên soạn CTĐT là người phải xây dựng hướng dẫn.
b) Hướng dẫn cho ai
Cho các bên liên quan đến CTĐT, bao gồm: Quản lý đào tạo (từ cấp PĐT đến TLĐT), giảng viên, cố vấn học tập, sinh viên. Nếu làm đầy đủ thì phải như vậy. Nhưng thực tế, năm 2007 thì chỉ mới làm cho quản lý đào tạo thôi.
c) Hướng dẫn để làm gì
- Làm rõ cách thức tổ chức đào tạo.
Ví dụ: "Sau học kỳ đầu tiên của khóa học, căn cứ kết quả học tập và nguyện vọng của sinh viên, trên cơ sở chỉ tiêu của mỗi chuyên ngành được Hiệu trưởng phê duyệt, Chủ nhiệm Khoa Đông phương học đề xuất việc xét sinh viên theo học từng chuyên ngành và báo cáo Nhà trường (qua phòng Đào tạo) quyết định. Việc này cần hoàn thành trước khi học kỳ thứ 2 của khóa học bắt đầu".
Ví dụ: "Tiến trình đào tạo dưới đây được thiết kế để một sinh viên tích lũy với khối lượng 17 - 18 tín chỉ/học kỳ (không bao gồm các môn GDTC, GDQP, kỹ năng mềm) sẽ hoàn thành khóa học sau 8 học kỳ. Đó là tiến trình bình thường của khóa học đối với mọi sinh viên. Khi sinh viên muốn tốt nghiệp sớm thì việc học vượt chỉ có thể bắt đầu từ học kỳ thứ 3 và hãy lưu ý là các môn A, B, C của học kỳ 4 trong tiến trình bình thường là phù hợp cho sinh viên đăng ký học ở học kỳ thứ 3. Tương tự như vậy, các môn cùng có ký hiệu (V) ở các kỳ kế tiếp là gợi ý cho tiến trình sớm của sinh viên:
- Làm rõ các lưu ý với mỗi bên liên quan.
Ví dụ: "Chuyên ngành Đông Nam Á và Úc học dạy ngoại ngữ chuyên ngành là tiếng Anh và tiếng Thái Lan. Khi điều kiện cho phép, các ngôn ngữ khác của khu vực được giảng dạy sẽ là tiếng Malayu, tiếng In donesia"
Ví dụ: "Ngoài việc phải thực hiện đúng tiến trình đào tạo theo trình tự quan hệ tiên quyết - kế tiếp được xác định trong CTĐT cho mỗi môn học, cán bộ quản lý đào tạo cần chú ý khi lập tiến trình đào tạo toàn khóa hay lập thời khóa biểu cho mỗi học kỳ đến trình tự mở lớp của các môn học dù không có quan hệ tiên quyết - kế tiếp nhưng sinh viên cần học môn A rồi mới đến học môn B thì mới đảm bảo được yêu cầu chuyên môn... Lưu ý trên cũng cần được cố vấn học tập chú ý để khi tư vấn cho sinh viên, giúp các em tránh tình trạng đăng ký môn học không phù hợp với tiến trình nhận thức"
- Làm rõ các vấn đề cần chú ý với những nhóm môn học đặc thù
Ví dụ: "Môn học Tiếng Việt và các ngôn ngữ phương Đông - ORS2006 có 10 giờ học cần sử dụng thiết bị nghe - nhìn. 10 giờ học này được bố trí ở 10 tuần học khác nhau. Vì thế, giảng đường của lớp môn học này cần có sẵn thiết bị đó hoặc được cung cấp khi cần"
Ví dụ: "Ngoại ngữ chung sinh viên chỉ học tiếng Anh. Quy định này xuất phát từ việc 2/5 chuyên ngành là Ấn Độ học và Đông Nam Á học có giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành là tiếng Anh nên phần ngoại ngữ chung trước đó không học được các thứ tiếng khác"
2.3 Mối quan hệ giữa tiến trình đào tạo và Hướng dẫn thực hiện CTĐT
- TTĐT là một nội dung quan trọng của CTĐT. Tuy nhiên, TTĐT chỉ nhằm trả lời được câu hỏi: Môn nào mở/học trước và môn nào thì sau? HDTHCTĐT thì trả lời nhiều loại và nhiều lượng câu hỏi hơn rất nhiều (như ví dụ ở 2.2).
- Tuy vậy, khi xây dựng HDTHCTĐT thì cần phải thiết kế TTĐT trước đã. Tuy nhiên, khi xây dựng HDTHCTĐT thì lại phải luôn xem lại liệu TTĐT đã thiết kế có thực sự hợp lý hay không? Nó hoàn toàn có thể sửa lại bởi vì trong HDTHCTĐT mới có CON NGƯỜI (triết lý chưa, khà khà!!!) còn TTĐT thì ... không.
2.4 Gợi ý thiết kế TTĐT
Hãy hình dung, khi SV cầm TTĐT trên tay họ trả lời được các câu hỏi dưới đây là TTĐT đạt yêu cầu
- Mỗi học kỳ trong khóa học, mình sẽ học môn gì. Với các môn tự chọn, họ có thể nhìn thấy tất cả các môn CTĐT có mà không phải lục tìm văn bản khác.
- Học kỳ này có môn học nào là quan trọng đối với các học kỳ sau (kế tiếp, sau kế tiếp). Điều này giúp SV có định hướng mục tiêu tốt để xây dựng chiến lược học tập.
- Học kỳ này mình muốn học vượt / học chậm, mình nên học thêm / bớt học môn nào.
2.5 Tiêu chí đánh giá hướng dẫn đạt yêu cầu
- Các quy chuẩn về tổ chức đào tạo được đáp ứng. Chú ý là việc hướng dẫn về các môn tự chọn rất quan trọng đối với sinh viên và quản lý đào tạo.
- Các giai đoạn của cả khóa học đều được thể hiện trong hướng dẫn. Ngay cả khi ở một học kỳ nào đó không có gì đáng phải chỉ dẫn thì thông tin "học kỳ này thực hiện bình thường theo quy chế" sẽ giúp cho bản hướng dẫn được trở nên tường minh và có hiệu quả sử dụng tốt.
- Các cơ hội học tập của sinh viên được chỉ dẫn
- Các bên liên quan hiểu được và thực hành được
- Các chỉ dẫn để các bên liên quan có thể tiếp tục trao đổi nhằm hoàn thiện hướng dẫn hoặc sử dụng hướng dẫn được hiệu quả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét